Chỉ số P/B, viết tắt của Price to Book Value Ratio, là một công cụ phân tích cơ bản để định giá cổ phiếu. Chỉ số này dùng để so sánh giá trị thực tế của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của chính cổ phiếu đó, giúp nhà đầu tư phán đoán được liệu cổ phiếu có đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực hay không, từ đó đưa ra quyết định mua vào hoặc bán ra để tăng lợi nhuận và giảm rủi ro.
Ưu nhược điểm của chỉ số P/B
Ưu điểm của tỷ lệ P/B
BV thường dương: Do đó, P/B có thể được sử dụng để định giá các công ty kinh doanh thua lỗ.
BV thường ổn định hơn EPS: Vì vậy, P/B sẽ là chỉ báo tốt hơn khi EPS quá biến động so với các chỉ số khác như P/E, EV/EBIT, EV/EBITDA, P/S,…
Thích hợp để định giá các công ty có tài sản thanh khoản cao: Như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và đầu tư.
Nhược điểm của P/B
Không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ: Nơi có các tài sản vô hình như con người, lòng trung thành của khách hàng.
Không phải là chỉ số tốt để so sánh các doanh nghiệp cùng ngành: Do sự khác biệt về mô hình kinh doanh, chiến lược và phân khúc khách hàng.
Không hiệu quả ở các công ty phát triển quá nhanh.
Có thể bị làm ảo do nguyên tắc kế toán: Ví dụ như tài sản ẩn.
Ý nghĩa của chỉ số P/B
Một doanh nghiệp có tỷ lệ P/B cao cho thấy thị trường đang kỳ vọng vào triển vọng kinh doanh rất tốt trong tương lai. Do đó, các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều hơn cho giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần chú ý đến khả năng nợ phải trả của doanh nghiệp, bởi vì một doanh nghiệp nợ nhiều sẽ làm cho giá trị sổ sách thấp. Điều này dẫn đến tỷ lệ P/B cao. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao sẽ mang lại rủi ro lớn cho doanh nghiệp. Ngay cả khi tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra thấp hơn giá vốn thì giá trị doanh nghiệp sẽ giảm sút.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến P/B thấp. Nhà đầu tư có thể đánh giá giá trị thị trường thực tế của doanh nghiệp thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách, nên họ chỉ chấp nhận mua ở mức giá thấp hơn giá trị sổ sách. Hoặc doanh nghiệp đang trong giai đoạn phục hồi, kết quả kinh doanh cải thiện, lợi nhuận tăng giúp giá trị sổ sách tăng. Trong trường hợp này, cổ phiếu đang được coi là định giá thấp và là cơ hội để mua vào.
P/B thế nào là tốt?
Có thể khó xác định một giá trị cụ thể cho P/B “tốt”. Chỉ số P/B chỉ có tác dụng thực sự khi được sử dụng trong cùng hoàn cảnh, điều kiện. Nó có thể tốt trong một ngành, nhưng lại không hiệu quả trong ngành khác.
Thông thường, giá trị của chỉ số P/B dưới hoặc bằng 1 được coi là tốt với nhà đầu tư. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư xem cổ phiếu có giá trị P/B dưới 3.0 là tiêu chuẩn.
Chỉ số P/B thường được kết hợp với ROE. Các cổ phiếu tăng trưởng được định giá cao cho thấy sự kết hợp giữa ROE thấp và P/B cao. Nếu ROE của công ty đang tăng, tỷ lệ P/B của công ty cũng sẽ tăng.