Vì Sao Nhà Đầu Tư Cần Quan Tâm Đến Vốn Chủ Sở Hữu?

Nếu bạn là một nhà đầu tư dài hạn tìm kiếm doanh nghiệp chất lượng cao để nắm giữ, thì chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là điều không thể bỏ qua. Đây là thước đo cực kỳ quan trọng để đánh giá tình hình kinh doanh cũng như nhận diện động lực tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu là loại vốn hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp, được góp bởi các chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư hoặc phát sinh từ lợi nhuận của hoạt động kinh doanh.

Công thức tính vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Tổng nợ

Phân biệt giữa Vốn chủ sở hữu và Vốn điều lệ

Về bản chất, vốn chủ sở hữu do nhiều thành phần tạo nên, có thể là chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư mua cổ phần từ những đợt phát hành thêm, hoặc từ lợi nhuận giữ lại mà doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Trong khi đó, vốn điều lệ là tổng giá trị do các thành viên trong công ty cam kết góp vào khi thành lập. Nói cách khác, vốn điều lệ là vốn để hình thành doanh nghiệp, được thể hiện trong điều lệ công ty; còn vốn chủ sở hữu là vốn để vận hành doanh nghiệp và được thể hiện trong báo cáo tài chính.

Cấu thành của vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu bao gồm bốn thành phần chính:

Vốn góp của cổ đông: Là khoản vốn thực tế do các nhà đầu tư bỏ ra để mua cổ phần của doanh nghiệp.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Là phần lợi nhuận còn lại sau khi đã phân phối cho cổ đông dưới hình thức cổ tức tiền mặt.
Thặng dư vốn cổ phần: Phát sinh từ chênh lệch giữa giá phát hành thêm và mệnh giá của cổ phiếu.
Nguồn vốn khác: Bao gồm tiền từ cổ phiếu quỹ, các quỹ dự phòng, và đánh giá chênh lệch tài sản.
Nguyên nhân vốn chủ sở hữu tăng hoặc giảm trong kỳ

Vốn chủ sở hữu tăng trong các trường hợp:

  • Chủ sở hữu góp thêm vốn thông qua phát hành thêm cổ phần.
  • Giá cổ phiếu khi phát hành cao hơn mệnh giá 10.000 đồng.
  • Bổ sung vốn từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
  • Vốn chủ sở hữu tăng cho thấy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, và các cổ đông sẵn sàng đầu tư thêm vốn để mở rộng kinh doanh.

Ví dụ, DGC có vốn chủ sở hữu liên tục tăng trong giai đoạn 2017-2019 trước khi giá cổ phiếu bùng nổ vào năm 2020-2021.

Vốn Chủ Sở Hữu

Vốn chủ sở hữu giảm trong các trường hợp:

  • Doanh nghiệp hoàn trả lại vốn góp cho cổ đông.
  • Giá cổ phiếu khi phát hành thấp hơn mệnh giá 10.000 đồng.
  • Bù lỗ cho hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

Kết luận

Một doanh nghiệp có nền tảng vững chắc và triển vọng kinh doanh sáng sủa phải được chứng minh qua sự cam kết của cổ đông. Các cổ đông sẵn sàng đầu tư thêm vốn, chấp nhận mua phát hành thêm với giá cao và liên tục bổ sung lợi nhuận vào vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh. Đây là những dấu hiệu đáng tin cậy để đánh giá một doanh nghiệp chất lượng cao cho đầu tư dài hạn.

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Taikhoanchungkhoan.com
Logo