Tìm Hiểu Về Các Mô Hình Giá Harmonic Trong Chứng Khoán

Mô hình Harmonic được giới thiệu lần đầu tiên bởi Harold M. Gartley vào năm 1935 với mô hình 5 điểm cơ bản mang tên “Gartley.” Sau đó, các nhà phân tích kỹ thuật đã phát triển và mở rộng với nhiều biến thể như mô hình con dơi, mô hình con cua…

Nguyên lý cơ bản

Nguyên lý cơ bản của các mô hình Harmonic là dựa trên mối liên hệ giữa sự biến động của giá, cấu trúc thị trường và các tỷ số Fibonacci. Các mô hình Harmonic có thể cung cấp các điểm đảo chiều tiềm năng của xu hướng cũng như điểm vào lệnh, chốt lời/cắt lỗ khá tin cậy thông qua việc sử dụng kết hợp hai công cụ Fibonacci Extension và Fibonacci Retracement.

Một số mô hình Harmonic cơ bản

Mô hình AB=CD

Đây là mô hình đơn giản nhất và dễ nhận biết nhất trong các mô hình giá Harmonic. Mô hình này có thể cung cấp tín hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng (Bullish) và từ tăng sang giảm (Bearish).

Tìm Hiểu Về Các Mô Hình Giá Harmonic Trong Chứng Khoán

Mô hình Bullish AB=CD (tăng giá) có đặc điểm như sau:

  • Ban đầu, thị trường có xu hướng giảm từ điểm A xuống B.
  • Tiếp theo, có sự điều chỉnh về C ở mức Fibonacci Retracement từ 0.618 đến 0.786 của đoạn xu hướng giảm AB.
  • Cuối cùng, giá giảm xuống lại tại điểm D, ứng với mức Fibonacci Extension từ 1.27 đến 1.618 của đoạn xu hướng giảm AB. Đồng thời, độ dài và thời gian hình thành đoạn AB phải bằng với đoạn CD.
  • Khi mô hình hoàn thành tại điểm D, thị trường có xu hướng tăng lên và nhà đầu tư có thể vào lệnh Mua.
  • Mô hình Bearish AB=CD (giảm giá) có đặc điểm ngược lại:

Sau khi điểm D được hình thành, thị trường có xu hướng giảm xuống và nhà đầu tư có thể vào lệnh Bán.

Mô hình Gartley

Đây chính là mô hình Harmonic ban đầu được Harold M. Gartley giới thiệu, với 5 điểm (X, A, B, C, D) và có dạng tương tự như chữ M hoặc chữ W.

Tìm Hiểu Về Các Mô Hình Giá Harmonic Trong Chứng Khoán

Mô hình Bullish Gartley (tăng giá) có đặc điểm như sau:

  • Ban đầu, giá tăng từ điểm X lên đến điểm A.
  • Sau đó, điều chỉnh về B tại mức Fibonacci Retracement 0.618 của đoạn xu hướng tăng XA.
  • Tiếp theo, giá đảo chiều tăng lên đến điểm C tại mức Fibonacci Retracement từ 0.382 đến 0.886 của đoạn xu hướng giảm AB.
  • Cuối cùng, giá điều chỉnh giảm về điểm D tại mức Fibonacci Extension từ 1.27 đến 1.618 của đoạn xu hướng giảm AB.
  • Điểm D chính là điểm đảo chiều tiềm năng sang xu hướng tăng và lúc này nhà đầu tư có thể vào lệnh Mua.
  • Mô hình Bearish Gartley (giảm giá) có đặc điểm ngược lại:

Sau khi điểm D được hình thành, thị trường có xu hướng đảo chiều sang giảm và nhà đầu tư có thể vào lệnh Bán.
Các biến thể của mô hình Gartley
Ngoài ra, còn một số biến thể của mô hình Gartley nguyên thủy như mô hình con dơi (Bat), mô hình con bướm (Butterfly), mô hình con cua (Crab). Các mô hình biến thể này cũng có 5 điểm với dạng chữ M hoặc chữ W như mô hình Gartley, nhưng có sự điều chỉnh về các tỷ lệ Fibonacci. Ví dụ, mô hình con dơi sẽ có đoạn AB điều chỉnh ít hơn nhưng đoạn CD lại điều chỉnh xa hơn so với mô hình Gartley.

Tìm Hiểu Về Các Mô Hình Giá Harmonic Trong Chứng Khoán

Ưu và nhược điểm của mô hình Harmonic

Ưu điểm
Khác với các mô hình giá khác, các mô hình Harmonic đã được chuẩn hóa thông qua các tỷ lệ Fibonacci, vì vậy sẽ phần nào loại bỏ được yếu tố cảm tính của mỗi người khi nhận diện mô hình.
Hoạt động tốt trên các khung thời gian phân tích khác nhau và có thể sử dụng kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để tăng độ tin cậy.
Nhược điểm
Việc nhận diện các mô hình Harmonic tương đối phức tạp, do phải thông qua bước đo lường các tỷ lệ Fibonacci.
Do các mô hình Harmonic tương đối giống với những mô hình giá khác như hai đỉnh, hai đáy, đồng thời, các mô hình Harmonic lại cũng rất giống nhau nên việc nhầm lẫn giữa các mô hình rất dễ xảy ra, đặc biệt là khi nhà đầu tư mới làm quen với các mô hình kỹ thuật.

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Taikhoanchungkhoan.com
Logo