Chỉ Số P/E Thế Nào Là Tốt?

Chỉ Số P/E là một trong những chỉ số tài chính quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng và định giá doanh nghiệp. Nó đo lường mối tương quan giữa giá thị trường và thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Hay đơn giản hơn, P/E cho thấy mức độ sẵn sàng chi trả của nhà đầu tư tại một mức giá nào đó cho một cổ phiếu để đổi lấy 1 đồng thu nhập hiện tại của doanh nghiệp.

 P/E là gì?

“Benjamin Graham – cha đẻ của trường phái đầu tư giá trị cho rằng, P/E là một trong những cách nhanh nhất và dễ nhất để định giá giá trị của một cổ phiếu đang lưu hành.”

Chỉ Số PE Thế Nào Là Tốt

Thông thường, chỉ số P/E được tính toán dựa trên các dữ liệu trong một năm hoạt động của công ty. Tuy nhiên, các chỉ số về lợi nhuận hầu như sẽ biến động lên xuống thất thường khiến cho P/E không cố định giữa các năm. Do đó, trước khi ra quyết định đầu tư, nhà đầu tư (NĐT) thường xem xét chỉ số P/E trong khoảng thời gian 3-5 năm, đồng thời so sánh với các công ty cùng ngành và đánh giá trong cùng một nền kinh tế.

Chỉ Số PE Thế Nào Là Tốt

Ý nghĩa của chỉ số P/E

Chỉ Số PE Thế Nào Là TốtVí dụ:

Công ty A có hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn so với quý trước, khiến lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) tăng lên, dẫn đến P/E thấp. Khi đó, có thể nhận xét rằng cổ phiếu đang bị thị trường định giá thấp. Đây là cơ hội để mua cổ phiếu vào.

Tuy nhiên, một công ty thu được khoản lợi nhuận bất thường (từ thanh lý tài sản, bán công ty con,…) cũng có thể khiến P/E thấp do lợi nhuận này là nhất thời và không bền vững vì không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Nếu NĐT thấy doanh nghiệp không còn dư địa, tiềm năng phát triển nên sẽ bán chốt lời, khiến giá cổ phiếu giảm, điều này cũng sẽ dẫn tới P/E thấp.

P/E thế nào là tốt?

Tổng quát, chỉ số P/E cao hay thấp chưa nói lên được vấn đề cụ thể vì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Do đó, cần có sự linh hoạt và tầm nhìn rộng hơn để đánh giá mức độ P/E tốt của một doanh nghiệp. Dưới đây là một số những nhân tố chính tác động đến chỉ số P/E:

Tình hình kinh doanh và tốc độ tăng trưởng trên thị trường: NĐT thường ưa lựa chọn những công ty có chỉ số P/E cao nhưng tình hình kinh doanh và tốc độ tăng trưởng của công ty đó so với mặt bằng chung của thị trường vẫn cao hơn và luôn giữ trạng thái ổn định.
Lĩnh vực kinh doanh: Việc cần thiết của NĐT là so sánh với các công ty kinh doanh sản phẩm tương đương hoặc cùng một lĩnh vực vì tình hình hoạt động của từng công ty trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực sẽ khác nhau. Nếu như P/E của các doanh nghiệp công nghệ thường cao vì nhiều đổi mới và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đột phá, thì P/E của ngành thủy sản thấp vì ngành này có biên lợi nhuận thấp do phụ thuộc nhiều vào chi phí nguyên liệu sản xuất đầu vào.
Vòng tuần hoàn trong kinh doanh: Doanh nghiệp sẽ có tính chu kỳ phát triển và những vòng tuần hoàn kinh doanh khác nhau, điều này khiến chỉ số P/E thay đổi giá trị liên tục. Chẳng hạn, khi một doanh nghiệp A đang ở giai đoạn phát triển tối ưu nhất trong chu kỳ kinh doanh thì giá trị của P/E sẽ thấp bởi biên lợi nhuận của doanh nghiệp đang ở mức cao.
Giá cổ phiếu: Đây là yếu tố tạo nên chỉ số P/E, nên sự thay đổi giá cổ phiếu sẽ tác động trực tiếp lên chỉ số này.
Các yếu tố chính trong nền kinh tế: Bất cứ sự thay đổi nào trong nền kinh tế đều sẽ ảnh hưởng đến P/E. Ví dụ như áp thuế xuất nhập khẩu, tăng lãi suất, giảm doanh thu kế hoạch, giá nguyên vật liệu tăng sẽ khiến thu nhập giảm, khi đó, nhu cầu về cổ phiếu của các nhà đầu tư cũng sẽ giảm, khiến chỉ số P/E giảm theo một số ngành kinh doanh cụ thể.
Quy định về việc chi trả cổ tức: Nếu lãi suất thấp, các NĐT sẽ muốn nhận được cổ tức trong thời gian ngắn hơn (theo quý, theo tháng) thay vì hàng năm. Lúc này, NĐT sẽ đồng ý bỏ ra mức giá cao hơn để có thể sở hữu cổ phiếu đó, qua đó, chỉ số P/E cũng sẽ cao hơn.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Taikhoanchungkhoan.com
Logo