Chỉ Báo Kỹ Thuật Trong Đầu Tư Chứng Khoán

Chỉ báo kỹ thuật (indicator) là tập hợp các chỉ báo được tạo thành từ các thuật toán và phép tính dựa trên giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ.

Các chỉ báo kỹ thuật cho nhà đầu tư (NĐT) thấy được hành vi của các nhà đầu tư khác và biết thị trường hay cổ phiếu đang nghiêng về phe mua hay phe bán. Hơn nữa, chúng giúp NĐT dự đoán phần nào biến động giá trong tương lai, từ đó giúp NĐT ra quyết định mua bán, chốt lời, cắt lỗ một cách cụ thể và dễ dàng hơn.

Phân loại chỉ báo kỹ thuật

Chỉ báo nhanh
Chỉ báo nhanh là các chỉ báo dao động, giúp NĐT nhận biết tín hiệu đỉnh và đáy trước sự biến động của giá. Các chỉ báo nhanh thường được sử dụng như: Stochastic, Parabolic SAR, RSI. Khi các chỉ báo tiến sát đường biên trên, dự báo thị trường hoặc cổ phiếu chuẩn bị điều chỉnh; ngược lại, khi chỉ báo tiến sát đường biên dưới, dự báo thị trường hoặc cổ phiếu chuẩn bị phục hồi hoặc đảo chiều.

Các chỉ báo nhanh thường cung cấp cho NĐT hai tín hiệu chính:

Vùng quá mua, quá bán:

  • Khi chỉ báo tiến sát vùng biên trên, dự báo cổ phiếu chuẩn bị điều chỉnh giảm.
  • Khi chỉ báo tiến sát vùng biên dưới, dự báo cổ phiếu chuẩn bị phục hồi hoặc đảo chiều tăng.

Chỉ báo kỹ thuật

Tín hiệu phân kỳ và hội tụ:

Phân kỳ: Khi giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng chỉ báo tạo đáy sau cao hơn đáy trước.
Hội tụ: Khi giá và chỉ báo cùng chiều, tức là cùng tăng hoặc cùng giảm.
Chú ý: Vì là chỉ báo nhanh nên nhiều khi tín hiệu có thể báo sớm và dẫn đến quyết định không chính xác (tín hiệu ảo). Do đó, cần kết hợp với các chỉ báo khác hoặc phương pháp phân tích kỹ thuật khác.

Chỉ báo chậm
Chỉ báo chậm là các chỉ báo động lượng, giúp NĐT nhận biết xu hướng của thị trường sau khi đã hình thành. Chỉ báo này cung cấp tín hiệu mua bán chậm hơn nhưng mang lại xác suất chính xác cao hơn. Các chỉ báo chậm thường được sử dụng như: MA, EMA, SMA, MACD.

Các chỉ báo chậm thường cung cấp cho NĐT hai tín hiệu chính:

Xác định xu hướng của thị trường:

  • Giúp NĐT biết được xu hướng hiện tại là tăng, giảm hay đi ngang.
  • Xác định vùng hỗ trợ và kháng cự:

Chỉ báo kỹ thuật

Giúp NĐT nhận biết các mức giá mà tại đó cổ phiếu có thể gặp hỗ trợ hoặc kháng cự.

Tổng kết

Các chỉ báo kỹ thuật đều có thế mạnh riêng và là công cụ hữu ích giúp NĐT ra quyết định mua bán cổ phiếu. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả các chỉ báo kỹ thuật, NĐT nên kết hợp chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm. Ví dụ như kết hợp các đường chỉ báo chậm MA với chỉ báo nhanh Stochastic, hoặc kết hợp dải băng Bollinger Bands với Stochastic.

Hy vọng rằng với những kiến thức này, NĐT có thể áp dụng các chỉ báo kỹ thuật vào quyết định đầu tư một cách chính xác và hiệu quả.

 

 

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Taikhoanchungkhoan.com
Logo