Chỉ báo Ease of Movement (EOM) là một chỉ báo động lượng được phát triển bởi Richard Arm, nhằm đo lường sự thay đổi của biến động giá và giúp nhà đầu tư nhận biết sự thay đổi trong khối lượng giao dịch và động lượng của giá.
Giống như chỉ báo Equivolume, chỉ báo Ease of Movement (EOM) cho biết khối lượng giao dịch cần thiết để giá có thể thay đổi.
Ý nghĩa của chỉ báo Ease of Movement (EOM)
Chỉ báo EOM có giá trị cao khi giá tăng nhưng khối lượng giao dịch thấp. Ngược lại, chỉ báo này ít có giá trị khi giá giảm và khối lượng giao dịch cũng ở mức thấp. Giá trị của chỉ báo EOM gần bằng 0 khi giá đi ngang hoặc cần khối lượng giao dịch rất lớn để giá thay đổi.
Chỉ báo Ease of Movement có dạng biểu đồ đường, di chuyển lên xuống quanh mức 0.
Khi đường này nằm phía trên mức 0, đó là tín hiệu cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng. Nếu nó tiếp tục tăng, thị trường có xu hướng tăng mạnh hơn nữa.
Nếu đường chỉ báo EOM chững lại, đó là tín hiệu cho thấy xu hướng đang thay đổi.
Khi đường chỉ báo EOM cắt xuống dưới mức 0, đó là tín hiệu cho thấy xu hướng giảm. Nếu đường này tiếp tục giảm, xu hướng giảm mạnh.
Chỉ báo Ease of Movement giúp xác nhận xu hướng và sức mạnh của xu hướng, từ đó giúp nhà đầu tư biết khi nào nên mua và khi nào nên bán.
Cách sử dụng chỉ báo EOM để giao dịch hiệu quả
Về bản chất, chỉ báo Ease of Movement không phải là một tín hiệu giao dịch độc lập. Tuy nhiên, khi kết hợp với các chỉ báo khác, nhà đầu tư vẫn có thể tìm ra tín hiệu đầu tư. Điều này đặc biệt hữu ích trong chiến lược đầu tư breakout, bởi vì chỉ báo EOM đo lường động lượng, nên có thể kết hợp với hành động giá và các chỉ báo khác để tìm tín hiệu breakout.
Như đã đề cập, chỉ báo Ease of Movement dùng để xác định xu hướng:
Khi đường chỉ báo Ease of Movement ở trên mức 0, đó là xu hướng tăng và nên ưu tiên mua.
Ngược lại, nếu đường chỉ báo Ease of Movement giảm xuống dưới mức 0, nên bán ra. Tuy nhiên, để xác định điểm vào lệnh hợp lý, nên kết hợp chỉ báo này với các chỉ báo khác để có tín hiệu chính xác hơn.