Lý thuyết sóng Elliott là một phương pháp phân tích kỹ thuật phổ biến trong thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Phương pháp này giúp nghiên cứu và phát hiện xu hướng của thị trường qua các giai đoạn, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý cho những bước tiếp theo.
Ba nguyên tắc chính của sóng Elliott
Điều quan trọng nhất khi áp dụng lý thuyết sóng Elliott trong đầu tư chứng khoán Việt Nam là nhà đầu tư (NĐT) phải nhận diện chính xác các sóng. Việc này giúp NĐT biết được cổ phiếu đang ở giai đoạn nào của sóng và dự đoán được bước đi tiếp theo của giá cổ phiếu, từ đó đưa ra hướng đầu tư phù hợp và hiệu quả.
Ba quy tắc chính không thể phá vỡ trong việc đếm sóng Elliott gồm:
- Quy tắc 1: Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất trong số các sóng chính.
- Quy tắc 2: Sóng 2 không bao giờ vượt qua điểm khởi đầu của sóng 1.
- Quy tắc 3: Sóng 4 không bao giờ đi vào vùng giá của sóng 1 (sử dụng biểu đồ đường để dễ nhận biết hơn).
Ngoài ba quy tắc trên, còn có các hướng dẫn hỗ trợ giúp NĐT đếm sóng chính xác hơn. Tuy các hỗ trợ này có thể không luôn đúng, nhưng chúng rất hữu ích:
- Đôi khi sóng 5 không thể đi xa hơn điểm kết thúc của sóng 3, hiện tượng này gọi là sóng cụt (truncation).
- Sóng 3 thường rất dài, mạnh và mở rộng.
- Sóng 5 thường vượt lên (trong xu hướng tăng) hoặc cắt xuống (trong xu hướng giảm) đường xu hướng được vẽ qua đỉnh (hoặc đáy) của sóng 3 và song song với đường xu hướng nối điểm bắt đầu của sóng 3 và sóng 5.
- Sóng 2 và sóng 4 thường bật lại từ các vùng tỷ lệ Fibonacci retracement (xem bài viết về Fibonacci).
Ví dụ về cổ phiếu BSR
Khi NĐT kéo Fibonacci từ điểm cao nhất của sóng 3 xuống điểm giá thấp nhất của sóng 3, điểm điều chỉnh của sóng 4 sẽ về ngưỡng Fibonacci 0.618 với giá 14.19.