Biên Lợi Nhuận Ròng Là Gì Và Ý Nghĩa Trong Phân Tích Tài Chính

 

Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là một chỉ số tài chính quan trọng, đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Chỉ số này được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu thuần – các chỉ tiêu này đều được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.

Công thức tính của chỉ số này như sau:

Biên Lợi Nhuận Ròng Là Gì Và Ý Nghĩa Trong Phân Tích Tài Chính

Ý nghĩa của biên lợi nhuận ròng

Với công thức tính như trên, biên lợi nhuận ròng cho chúng ta biết rằng, với mỗi đồng doanh thu thu được, doanh nghiệp sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận cuối cùng sau khi trừ đi tất cả các chi phí, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp. Phần lợi nhuận ròng này chính là thu nhập mà cổ đông có thể nhận được và là cơ sở để doanh nghiệp tính toán mức cổ tức chi trả cho cổ đông.

Biên Lợi Nhuận Ròng Là Gì Và Ý Nghĩa Trong Phân Tích Tài Chính

Do đó, doanh nghiệp có biên lợi nhuận ròng càng cao thì khả năng sinh lời càng tốt, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có khả năng mang lại thu nhập cao cho cổ đông.

Biên lợi nhuận ròng còn có thể được sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, từ đó tìm ra công ty nào có khả năng tạo ra thu nhập tốt nhất trong ngành.

Ngoài ra, biên lợi nhuận ròng của một doanh nghiệp cũng được sử dụng để so sánh với số liệu trong quá khứ của chính doanh nghiệp đó, nhằm theo dõi xu hướng thay đổi của chỉ số này và xác định xem doanh nghiệp có cải thiện theo thời gian hay không.

Sự khác biệt giữa biên lợi nhuận ròng và biên lợi nhuận gộp

Khác với biên lợi nhuận ròng, biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) dùng để xác định lợi nhuận tạo ra từ việc sản xuất hàng hóa của công ty, bởi vì nó loại trừ các chi phí khác như chi phí thuê văn phòng, thuế và lãi vay các khoản nợ…

Trong khi đó, biên lợi nhuận ròng chỉ đơn thuần là thước đo lợi nhuận ròng trên tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cải thiện biên lợi nhuận ròng bằng cách nào?

Mặc dù biên lợi nhuận ròng có thể khác nhau giữa các ngành, nhưng nói chung, doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách tăng doanh thu hoặc giảm chi phí (hoặc cả hai). Tuy nhiên, việc tăng doanh thu có thể kéo theo chi phí tăng, dẫn đến biên lợi nhuận không được cải thiện.

Ngược lại, việc cắt giảm quá nhiều chi phí cũng có thể dẫn đến các hệ quả tiêu cực như mất nhân sự, giảm chất lượng sản phẩm… Để giảm chi phí sản xuất mà không ảnh hưởng đến chất lượng, cách tốt nhất là mở rộng quy mô. Lợi ích theo quy mô (economies of scale) cho thấy các công ty lớn hơn thường có biên lợi nhuận tốt hơn.

Kết luận

Biên lợi nhuận ròng đo lường lợi nhuận dưới dạng tỷ lệ phần trăm trên tổng doanh thu. Chỉ số này thường được sử dụng để đưa ra các quyết định đầu tư dựa trên hiệu quả kinh doanh của công ty. Mỗi ngành nghề có biên lợi nhuận ròng khác nhau, vì vậy cần xem xét nhiều yếu tố khi đánh giá biên lợi nhuận ròng của các công ty trong các ngành khác nhau.

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Taikhoanchungkhoan.com
Logo