Biên Lợi Nhuận Gộp Là Gì Và Cách Áp Dụng Trong Phân Tích Cơ Bản

Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là một chỉ số tài chính quan trọng đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Chỉ số này được tính bằng cách chia lợi nhuận gộp cho doanh thu thuần – hai chỉ tiêu này đều được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Công thức tính Biên lợi nhuận gộp:

Biên lợi nhuận gộp

Trong đó, Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán.

Biên lợi nhuận gộp

Ý nghĩa của biên lợi nhuận gộp:

Chỉ số biên lợi nhuận gộp cho biết doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận gộp cho mỗi đồng doanh thu sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán (tức là các chi phí để sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ). Phần lợi nhuận gộp này là nền tảng để doanh nghiệp trang trải các chi phí hoạt động khác, như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và tạo ra lợi nhuận ròng cuối cùng.

Vì vậy, một doanh nghiệp có biên lợi nhuận gộp càng cao thì khả năng sinh lời càng lớn, và thường được các nhà đầu tư ưa thích.

Biên lợi nhuận gộp cao có thể là kết quả của việc giá bán sản phẩm cao, chi phí sản xuất thấp, hoặc sự kết hợp của cả hai. Điều này phản ánh lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, như sản phẩm chất lượng cao, nhiều tính năng, thương hiệu mạnh, hoặc lợi thế về công nghệ giúp giảm chi phí sản xuất.

Biên lợi nhuận gộp

Để có cái nhìn chính xác về hiệu quả kinh doanh, biên lợi nhuận gộp nên được so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Ví dụ, trong ngành thép hiện nay, HPG đang có biên lợi nhuận gộp vượt trội, cho thấy HPG đang nắm giữ lợi thế cạnh tranh, có thể nhờ vào thị phần cao hoặc khả năng tự chủ và kiểm soát giá nguyên liệu đầu vào.

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Taikhoanchungkhoan.com
Logo