Cách Sử Dụng Chỉ Số ROE Và ROA Để Tìm Doanh Nghiệp Tốt

ROE và ROA là hai chỉ số quan trọng giúp bạn đánh giá hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp. Hãy cùng Đầu Tư Từ Đâu tìm hiểu về hai chỉ số này và cách sử dụng chúng để tìm kiếm doanh nghiệp tốt.

1. Chỉ số ROE là gì?

ROE (Return on Equity) là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, được tính toán trong một năm.

ROE của doanh nghiệp giống như tỷ lệ hiệu quả đầu tư trong một danh mục của nhà đầu tư. Doanh nghiệp sử dụng vốn góp từ cổ đông để đầu tư sản xuất kinh doanh và tạo ra lợi nhuận.

ROE cũng được sử dụng để so sánh hiệu quả sinh lời giữa các doanh nghiệp với nhau và với chính doanh nghiệp đó trong các giai đoạn trước. Ví dụ, trong cùng một ngành, doanh nghiệp có ROE cao hơn trung bình ngành sẽ hấp dẫn nhà đầu tư hơn so với doanh nghiệp có ROE thấp.

Cách Sử Dụng Chỉ Số ROE Và ROA Để Tìm Doanh Nghiệp Tốt

ROE bao nhiêu là tốt?
Rõ ràng, ROE càng cao càng tốt. Doanh nghiệp tốt thường có ROE cao hơn trung bình ngành. ROE thấp hơn lãi suất huy động của ngân hàng (6%/năm) thể hiện sự không hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Thông thường, theo tiêu chuẩn CANSLIM, doanh nghiệp có tỉ lệ ROE trên 15% và duy trì trong khoảng 3-5 năm được coi là thành công và có vị thế trên thị trường.

Tuy nhiên, đặc thù của mỗi ngành là khác nhau nên tỉ lệ ROE cũng sẽ khác nhau. Ví dụ, doanh nghiệp ngành bán lẻ phải duy trì lượng hàng tồn kho cao nên ROE có thể thấp, khoảng 10-12%. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngành công nghệ không cần đầu tư nhiều vào tài sản nhưng vẫn tạo ra lợi nhuận cao nên ROE thường sẽ cao hơn.

Dưới quan điểm đầu tư, nhà đầu tư nên đánh giá cụ thể hơn về tính ổn định của ROE, nguyên nhân ROE cao/thấp cũng như triển vọng cải thiện ROE của doanh nghiệp trong tương lai.

2. Chỉ số ROA là gì?

Nếu ROE đo lường hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp thì ROA (Return on Assets) đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nó đánh giá năng lực của ban lãnh đạo công ty trong việc quản lý và sử dụng tài sản.

Ví dụ, tỉ lệ ROA cao nhất ngành của HPG cho thấy doanh nghiệp quản trị tài sản hiệu quả hơn các doanh nghiệp cùng ngành. Đây là chỉ tiêu quan trọng của một doanh nghiệp đầu ngành.

Cách Sử Dụng Chỉ Số ROE Và ROA Để Tìm Doanh Nghiệp Tốt

ROA bao nhiêu là tốt?
Giống như ROE, ROA càng cao càng tốt vì nó chứng tỏ lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp cao. Điều này được thể hiện qua các yếu tố như nhà máy hoạt động hết công suất, năng suất lao động cao, chi phí vận hành tối giản,… Thông thường, nếu doanh nghiệp duy trì tỉ lệ ROA trên 7.5%/năm trong 3-5 năm được coi là đạt chuẩn, và 10% được coi là tiềm năng và ổn định.

Do đặc thù của từng ngành khác nhau, ROA trung bình ngành cũng khác nhau. Nhà đầu tư cần so sánh ROA của một doanh nghiệp với trung bình ngành để đánh giá hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp đó.

3. Mối tương quan giữa ROE và ROA

ROE và ROA có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đây là hai chỉ số quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng nên quan tâm. Tuy nhiên, xét về lợi ích khi đầu tư, ROE thường được chú trọng hơn vì nó phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa vốn và lợi nhuận thu về.

Nhìn chung, ROE phụ thuộc chính vào ROA và đòn bẩy tài chính.

ROA đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, trong khi đòn bẩy tài chính phản ánh cơ cấu tài sản của công ty. Đòn bẩy càng cao, công ty sử dụng nợ vay càng nhiều. Vì vậy, doanh nghiệp có thể cải thiện ROE bằng cách cải thiện ROA, cụ thể là phân bổ tài sản một cách tối ưu để tạo ra lợi nhuận: đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại có chi phí thấp và năng suất cao, tuyển dụng nhân viên khắt khe, tự động hóa dây chuyền sản xuất để cắt giảm chi phí,…

Khi ROA được tối ưu, doanh nghiệp có thể sử dụng đòn bẩy tài chính để tăng ROE bằng việc vay nhiều hơn và sử dụng vốn vay này để đầu tư mở rộng sản xuất.

 

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Taikhoanchungkhoan.com
Logo