CHỈ BÁO MFI VÀ ỨNG DỤNG TRONG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Chỉ báo MFI, viết tắt của Money Flow Index – chỉ báo dòng tiền, thuộc nhóm chỉ báo dao động, mang đến cho nhà đầu tư ba thông tin quan trọng: xác định các vùng quá bán, quá mua, tín hiệu phân kỳ đảo chiều và xu hướng đang diễn ra. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ báo MFI không thực sự hiệu quả trong việc xác định xu hướng.

MFI luôn dao động từ 0 – 100. Khi MFI tăng, lực mua tăng, và khi MFI giảm, áp lực bán tăng và phe bán chiếm ưu thế trên thị trường.

Chỉ báo MFI là gì?

Chỉ báo MFI và ứng dụng trong giao dịch chứng khoánChỉ báo MFI được phát triển dựa trên chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI), nhưng bổ sung thêm yếu tố khối lượng giao dịch. Khi thị trường tạo đỉnh hoặc đáy, khối lượng giao dịch tại đó sẽ có biến động lớn, do đó nếu chỉ dựa vào sự thay đổi của giá, sẽ không thể phản ánh chính xác toàn cảnh thị trường.

Vì vậy, MFI đã hoàn thiện thêm chỉ báo RSI, giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về thị trường. Dựa vào chỉ báo MFI, nhà đầu tư có thể nhận biết các dấu hiệu bất thường từ khối lượng hay dòng tiền đổ vào cổ phiếu.

Ứng dụng của chỉ báo dòng tiền MFI

Xác định vùng quá bán, quá mua

Chỉ báo MFI và ứng dụng trong giao dịch chứng khoánMFI > 80: Thị trường đang trong giai đoạn quá mua, xuất hiện trong xu hướng tăng, báo hiệu thị trường sắp điều chỉnh giảm hoặc đảo chiều sang giảm.
MFI < 20: Thị trường đang trong giai đoạn quá bán, xảy ra trong xu hướng giảm, báo hiệu thị trường sắp điều chỉnh tăng hoặc đảo chiều sang tăng.
Chú ý: Khi thị trường vào vùng quá mua hoặc quá bán, nhà đầu tư nên kết hợp với các công cụ phân tích khác để dự đoán xu hướng giá tiếp theo và tìm kiếm điểm mua, bán hiệu quả.

Cung cấp tín hiệu đảo chiều

Chỉ báo MFI và ứng dụng trong giao dịch chứng khoánChỉ báo MFI giúp nhà đầu tư xác định tín hiệu đảo chiều xu hướng dựa vào phân kỳ giữa MFI và giá. Dựa vào tín hiệu này, nhà đầu tư có thể đưa ra các lệnh mua cổ phiếu hoặc bán chốt lời cổ phiếu.

Trong xu hướng tăng, nếu xuất hiện tín hiệu phân kỳ giảm giữa MFI và giá: giá tạo “đỉnh 2” cao hơn “đỉnh 1”, nhưng MFI lại tạo “đỉnh 2” thấp hơn “đỉnh 1”. Đây là tín hiệu cho thấy phe mua đã suy yếu và cổ phiếu chuẩn bị đảo chiều hoặc điều chỉnh từ tăng sang giảm.
Trong xu hướng giảm, nếu xuất hiện tín hiệu phân kỳ tăng giữa MFI và giá: giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng MFI lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Tín hiệu này cho thấy lực bán đã yếu, thị trường chuẩn bị đảo chiều từ giảm sang tăng.
Chú ý: Các giao dịch đảo chiều thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy trong quá trình phân tích, nhà đầu tư nên kết hợp MFI với các công cụ khác để đưa ra nhận định chính xác hơn.

 

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Taikhoanchungkhoan.com
Logo