Trendline là đường hỗ trợ, kháng cự. Nhà đầu tư (NĐT) đã biết kháng cự và hỗ trợ thường được xác định bởi các đường nằm ngang, nhưng giờ đây, các đường hỗ trợ và kháng cự còn có thể là các đường chéo. Đường chéo này đi qua nhiều điểm mà tại đó khi giá di chuyển đến đường chéo có thể xảy ra điều chỉnh hoặc đảo chiều xu hướng.
1. Xác định điểm Stoploss và điểm mua theo đường Trendline
Chỉ số VNI: Từ “điểm 1” và “điểm 2”, NĐT có thể vẽ một đường xu hướng tăng (uptrend) như trong hình. Trên khung dài hạn, NĐT chờ chỉ số VNI test về đường uptrend tại “điểm mua” và có thể mở mua tại điểm này. Điểm đặt Stoploss kỹ thuật là tại “điểm 2”.
Trong trường hợp NĐT không mua được ở “điểm 2” và “điểm mua” hoặc đã mua được rồi, NĐT vẫn có thể chờ giá phá qua xu hướng giảm ngắn hạn tại “điểm mua 1” và “điểm mua 2” rồi mở mua mới. Điểm Stoploss của “điểm mua 1-2” lần lượt là giá thấp nhất của “điểm mua 2” và “điểm mua”.
2. Xác định điểm Stoploss và điểm mua theo kênh xu hướng
Cổ phiếu DXG: Từ vùng “điểm 1” và “điểm 2”, NĐT có thể vẽ được một kênh xu hướng như trong hình. NĐT có thể mở mua tại các “điểm mua 1-2-3-4-5-6” với cách giải thích tương tự như trường hợp Trendline. Điểm Stoploss của “điểm mua 4” là “điểm 2”, Stoploss của “điểm mua 1” là “điểm 2”, Stoploss của “điểm mua 5” là “điểm mua 1” và cứ như vậy cho đến hết.
Tổng kết
Việc quan trọng trong việc xác định điểm mua và điểm Stoploss là NĐT phải biết cách vẽ đường Trendline và kênh xu hướng cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Điểm hạn chế khi xác định điểm Stoploss của các “điểm mua 1-2-3” trong kênh xu hướng và “điểm mua” trong trường hợp Trendline là quá xa so với giá mua. Vì ở các điểm này, thực chất NĐT đang bắt đáy, nên NĐT chỉ nên mua tầm 30% tại các điểm này, sau đó khi khóa đáy mua thêm 30%, và cuối cùng khi phá qua xu hướng giảm ngắn hạn thì mua nốt 40%. Động tác tiếp theo là rời Stoploss về những điểm lợi thế hơn.