Bear Trap (Bẫy Giảm Giá) Là Gì? Cách Phát Hiện Bear Trap

Bear Trap hay còn gọi là bẫy giảm giá, là hiện tượng khi giá cổ phiếu đang trong xu hướng tăng nhưng lại xuất hiện tín hiệu giảm giá. Điều này thể hiện ở việc giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ gần nhất nhưng ngay sau đó lại tăng trở lại và tiếp tục xu hướng đi lên.

Bear Trap (Bẫy Giảm Giá)

Các trường hợp thường xảy ra Bear Trap

Trường hợp 1: Bị thao túng bởi các nhà tạo lập thị trường và quỹ đầu tư lớn

Nhà đầu tư có thể hiểu đơn giản rằng, dù cổ phiếu đang trong xu hướng tăng nhưng sẽ có những nhịp điều chỉnh, thường chạy theo một số mô hình giá nhất định như mô hình hình chữ nhật, cờ đuôi nheo, tam giác, cờ, v.v. Trong những nhịp điều chỉnh này, nhà tạo lập thị trường và các quỹ đầu tư lớn sẽ thực hiện các lệnh mua bán ảo nhằm đẩy giá cổ phiếu xuống, khiến các nhà đầu tư ít kinh nghiệm bán cổ phiếu. Lúc này, các quỹ đầu tư sẽ mua gom lại với giá thấp.

Bear Trap (Bẫy Giảm Giá)

Trường hợp 2: Nhiều nhà đầu tư muốn chốt lời

Điều này thường xảy ra ở thị trường chứng khoán Việt Nam khi giá cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư đánh giá là đã lên mức khá cao và muốn chốt lời trước các dịp nghỉ lễ lớn như Tết Nguyên đán. Điều này đẩy giá đi xuống, có thể phá vỡ xu hướng tăng, nhưng sau đó giá lại tăng trở lại theo xu hướng trước đó.

Bear Trap (Bẫy Giảm Giá)

Cách nhận biết Bear Trap – bẫy giảm giá

Dựa vào khối lượng giao dịch

Theo lý thuyết Dow, trong xu hướng giảm, giá giảm thì khối lượng phải tăng. Tuy nhiên, trong trường hợp Bear Trap, giá giảm nhưng khối lượng không tăng, mà ngược lại, khối lượng vẫn giảm. Điều này đúng với xu hướng tăng, do đó có thể kết luận đây là Bear Trap.

Bear Trap (Bẫy Giảm Giá)

Sử dụng các chỉ báo (indicator) để xác định phân kỳ (stochastic, MACD, RSI…)

Bear Trap thường xảy ra khi có tín hiệu phân kỳ. Cụ thể, khi giá giảm và đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng các chỉ báo lại cho thấy đáy sau cao hơn đáy trước, thể hiện rằng cổ phiếu đang có động lực để tăng giá trở lại.

Ví dụ với cổ phiếu VND vào dịp nghỉ lễ Nguyên đán

Khi giá ở đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng chỉ báo stochastic lại cho thấy đáy sau cao hơn đáy trước thì đây là tín hiệu phân kỳ.

Bear Trap (Bẫy Giảm Giá)

Tổng kết

Để nhận biết Bear Trap, nhà đầu tư cần có nền tảng kiến thức vững chắc, am hiểu về các nhịp lên xuống của thị trường. Bear Trap thường xảy ra trong thời gian ngắn, chỉ từ một phiên giao dịch hoặc một số phiên giao dịch. Nhà đầu tư cần chú ý quan sát khi ra quyết định để bảo toàn vốn và tối ưu hóa lợi nhuận.

 

 

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Taikhoanchungkhoan.com
Logo