Phân Tích Kỹ Thuật Là Gì?

Phân tích kỹ thuật là quá trình nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư và tác động của nó lên khả năng biến động giá cổ phiếu. Dữ liệu chính cần thiết để thực hiện phân tích kỹ thuật là lịch sử giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Các dữ liệu này giúp nhà đầu tư xác định xu hướng thị trường, dự đoán biến động giá và nhận biết các tín hiệu Mua và Bán để đưa ra quyết định đầu tư có hiệu quả và mang lại kết quả cao.

Phân tích kỹ thuật khác biệt như thế nào so với phân tích cơ bản?

Phân tích Cơ bản chủ yếu tập trung vào việc định giá “hợp lý” của cổ phiếu. Các chuyên gia phân tích cơ bản quan tâm đến mối liên hệ giữa tình hình tài chính, dự toán tài chính, ban lãnh đạo, triển vọng của doanh nghiệp và tiềm năng tăng trưởng. Dựa vào những thông tin này, họ đánh giá cổ phiếu so với các đối thủ trong cùng ngành và thị trường, và kết luận liệu cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn hay cao hơn so với giá trị thực của nó.

Phân Tích Kỹ Thuật Là Gì

Điểm khác biệt giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản

Phần lớn các báo cáo phân tích cổ phiếu từ các công ty chứng khoán hoặc các ngân hàng đầu tư được dựa trên phân tích cơ bản về công ty. Mặc dù chúng ta đánh giá cao phân tích này, nhưng chắc chắn rằng cần phải có một cách tiếp cận thực tế hơn. Đó là việc nhận biết và phân tích cách mà nhà đầu tư sử dụng thông tin cơ bản và quan trọng hơn là dự đoán hành động giao dịch của họ trên thị trường. Hành vi này thường chứa đựng nhiều yếu tố cảm tính. Nhiều chuyên gia cho rằng đánh giá cảm tính của nhà đầu tư là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định giá cổ phiếu.

Phân Tích Kỹ Thuật và phân tích cơ bản

Chúng tôi tin rằng phân tích kỹ thuật là chìa khóa để hiểu rõ hơn về hành vi của nhà đầu tư. Mặc dù một số nhà đầu tư và chuyên gia phân tích tin rằng phân tích cơ bản và kỹ thuật loại trừ nhau, nhưng nhiều chiến lược gia và chúng tôi không đồng ý với quan điểm này. Chúng tôi cho rằng cả hai phương pháp này có thể bổ trợ lẫn nhau. Phân tích Cơ bản và Kỹ thuật nên được sử dụng đồng thời khi ra quyết định mua hoặc bán. Rất nhiều nhà đầu tư đã thành công bằng cách kết hợp hợp lý giữa phân tích Cơ bản và Kỹ thuật.

Tổng quan về các chỉ số phân tích kỹ thuật

Mỗi chỉ số phân tích kỹ thuật trong hướng dẫn này đều mang giá trị sử dụng riêng. Do đó, rất hiếm khi nhà đầu tư sử dụng cùng lúc tất cả 14 chỉ số trong biểu đồ phân tích của họ. Việc này được các chuyên gia phân tích gọi là “lạm dụng chỉ số”, và có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của đầu tư. Để tăng cường khả năng thành công khi sử dụng các chỉ số kỹ thuật, nhà đầu tư nên chỉ sử dụng một hoặc hai chỉ số phổ biến nhất và áp dụng chúng vào biểu đồ phân tích. Như vậy sẽ giúp loại bỏ yếu tố “nhiễu” do việc áp dụng quá nhiều chỉ số.

Khi chọn các chỉ số kỹ thuật để thêm vào biểu đồ, nhà đầu tư nên chỉ lựa chọn một chỉ số từ mỗi nhóm chỉ số sau: Nhóm chỉ số xu hướng giá, nhóm chỉ số dao động giá, và nhóm chỉ số dựa trên khối lượng.

Nhóm chỉ số xu hướng giá

Nhóm chỉ số này cho biết xu hướng của giá cổ phiếu là tăng hoặc giảm. Tuy nhiên, trong một ngày giao dịch cụ thể, giá cổ phiếu sẽ dao động trong một biên độ cho phép. Do các chỉ số về xu hướng giá di chuyển theo chiều hướng tương tự với giá cổ phiếu, nên chúng thường được hiển thị ngay trên biểu đồ giá. Có 4 chỉ số về xu hướng giá quan trọng mà nhà đầu tư nên sử dụng:

Đường trung bình đơn giản: Simple Moving Averages (“SMA”)
Đường trung bình theo trọng số: Exponential Moving Averages (“EMA”)
Chỉ báo biên độ biến động giá chứng khoán: Bollinger Bands
Chỉ số báo hiệu giá đảo chiều: Parabolic SAR (PSAR)

Nhóm chỉ số dao động giá

Nhóm chỉ số này biến động lên và xuống trong một phạm vi nhất định dựa trên sự biến động của giá cổ phiếu. Do các chỉ số dao động giá không di chuyển cùng hướng với giá cổ phiếu, nên chúng thường được trình bày dưới biểu đồ giá. Có 6 chỉ số dao động giá phổ biến:

Chỉ số lưu lượng tiền: Money Flow Index (MFI)
Trung bình động hội tụ và phân kỳ: Moving Average Convergence and Divergence (MACD)
Tỷ lệ thay đổi: Rate of Change (ROC)
Chỉ số sức mạnh tương đối: Relative Strength Index (RSI)
Chỉ số Stochatic chậm và nhanh
Chỉ báo Williams %R

Nhóm chỉ số dựa trên khối lượng

Khác với nhóm chỉ số xu hướng giá và chỉ số dao động giá, các chỉ số này được xây dựng dựa trên khối lượng giao dịch thay vì giá cổ phiếu. Do đó, chúng thường được trình bày dưới biểu đồ giá. Có 2 chỉ số dựa trên khối lượng giao dịch phổ biến:

Khối lượng
Khối lượng cộng với đường trung bình

 

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Taikhoanchungkhoan.com
Logo